×

HỌC TIẾNG VIỆT: GIA CẢNH

I. Hội thoại 1. Nói về nỗi bất hạnh Bà Tâm: Chào bà! Bà Bê: Chào bà. Đã lâu lắm hôm nay mới gặp bà. Bà vẫn khoẻ chứ? Bà Tâm: Cám ơn bà. Tôi vẫn khoẻ. Còn bà? Nhờ trời vẫn bằng an chứ? Bà Bê: Không đâu bà!...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    I. Hội thoại

    1. Nói về nỗi bất hạnh

    Bà Tâm: Chào bà!
    Bà Bê: Chào bà. Đã lâu lắm hôm nay mới gặp bà. Bà vẫn khoẻ chứ?
    Bà Tâm: Cám ơn bà. Tôi vẫn khoẻ. Còn bà? Nhờ trời vẫn bằng an chứ?
    Bà Bê: Không đâu bà! Ông nhà tôi mất đã nửa năm nay rồi. Từ ngày ông nhà tôi mất tôi ốm suốt.
    Bà Tâm: Tội nghiệp. Ông mất vì bệnh gì vậy, bà?
    Bà Bê: Bệnh tim. Sau một cơn đau tim đột ngột.
    Bà Tâm: Xin chia buồn với bà và gia đình. 

    Tin buồn Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin cùng họ hàng xa gần và bạn hữu thân quen:
    Cụ ông Nguyễn Văn Minh đã từ trần ngày 24 -11-1991 tại Hà Nội, thọ 81 tuổi.
    Lễ tang sẽ cử hành hồi 14h ngày 26 -11-1991 tại nhà riêng. An táng tại nghĩa trang Văn Điển.
    Quả phụ: Nguyễn Thị Liêm
    Trưởng nam: Nguyễn Minh Thông.

    2. Nói về niềm vui

    Ông Hoà: Chúc mừng bác đã tậu được nhà mới.
    Ông Bá: Cám ơn bác. May mà gặp được cái nhà ưng ý quá. Đã thế giá cả cũng phải chăng.
    Ông Hoà: Làm sao mà bác gặp được?
    Ông Bá: Do một người quen giới thiệu.
    Ông Hoà: Hình như không phải căn hộ mà là nhà biệt thự phải không bác?
    Ông Bá: Vâng, một vi-la 2 tầng, tường bao bằng gạch, có vườn, có hồ. Nhưng cái mà tôi ưng ý nhất là rất yên tĩnh. Khi nào rỗi mời bác ghé chơi.
    Ông Hoà: Vâng, thế nào tôi cũng đến để mừng hai bác.

    3. Mừng thọ

    : Chủ nhật này mời các bạn về quê mình dự lễ mừng thọ ông nội mình nhé.
    Helen: Đại thể buổi lễ đó như thế nào?
    Hà: Con cháu, họ hàng và cả các bạn của cụ, người quen thân trong làng, đến chúc mừng cụ thượng thọ. Con cháu phải chuẩn bị đón tiếp, có điều kiện thì ăn uống, không thì chỉ chè thuốc cũng được.
    Margo: Thế người ta có mang tặng phẩm đến không?
    : Có người có, có người không, tuỳ hoàn cảnh từng người. Con cháu thì phải có.
    Helen: Ông nội Hà năm nay thọ bao nhiêu?
    Hà: Năm nay cụ 80.
    Helen: Cụ thọ quá nhỉ.

    II. Ghi chú ngữ pháp 

    1. Bằnggiới từ, nối danh từ chỉ chất liệu với danh từ chỉ sự vật để biểu thị ý nghĩa sự vật được làm bằng chất liệu gì (phân biệt với trường hợp giới từ “bằng” nối danh từ chỉ phương tiện với động từ). 

    Ví dụ: – Tường bao bằng gạch

    – Nhà bằng đá.

    – Cái cốc bằng pha lê.

    Chú ý: Trong câu, kết cấu “bằng + danh từ chất liệu” có thể làm định ngữ.

    Ví dụ: Cái cốc bằng pha lê này // rất đắt

    Cũng có thể làm vị ngữ.

    Ví dụ: Cái cốc này // bằng pha lê

    2. “Mà”từ nối  

    a) Nối định ngữ là một kết cấu C-V để thuyết minh cho danh từ. 

    Ví dụ: – Cái  tôi ưng nhất là rất yên tĩnh.

    D định ngữ thuyết minh:

    – Người  anh gặp hôm qua là bạn tôi.

    D định ngữ thuyết minh. Có trường hợp có thể lược bỏ .

    b) Nối 2 yếu tố cố ý nghĩa trái ngược nhau trong thành phần vị ngữ. 

    Ví dụ: – Không phải căn hộ mà là nhà biệt thự.

    – Trời hôm nay có nắng mà vẫn lạnh.

    – Vải này đẹp mà rẻ.

    Chú ý: +  có thể dùng với mặc dù… tạo thành cặp từ nối “mặc dù… mà”. 

     có thể cùng với / nhờ tạo thành cặp từ nối “vì/ nhờ… ” biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.

    3. “Đã… lại”: liên kết hai yếu tố hoặc hai thành phần câu có quan hệ tăng tiến, bổ sung. 

    Ví dụ: – Đã thế (ưng ý) giá cả cũng lại phải chăng.

    – Đã có vườn lại có cả hồ nữa.

    – Đã uống rượu lại uống bia.

    4. “Thế nào… cũng” (hoặc “thế nào cũng”) kết cấu đặt trước động từ vị ngữ để biểu thị ý nghĩa hành động nhất định sẽ diễn ra (tương tự như ý nghĩa của từ “chắc chắn, nhất thiết”).

    Ví dụ: – Thế nào tôi cũng đến.

    – Trời thế nào cũng mưa.

    – Hè này thế nào các anh ấy cũng về nước.

    III. Bài đọc     

    1. Lăng tẩm Huế 

    Lăng tẩm của các vua chúa ở Huế là những nơi vừa rất nghiêm trang vừa rất thơ mộng. Có bốn lăng nổi tiếng. Đó là: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức.

    Lăng là một toà thành giữa một vùng núi rộng lớn chứ không phải là một khoảnh đất nhỏ. Lăng là một không gian có trời, nước, có núi cao, rừng rậm, có suối chảy, có hang đá chứ không phải là một nấm mộ con con.

    Trên thế giới có thể ở nhiều nơi có lăng tẩm đẹp nhưng có lẽ ít có lăng tẩm của các bậc vua chúa nào lại khéo hoà hợp với cảnh thiên nhiên như các lăng tẩm của các vua chúa ở Huế.

    Ở Huế, lăng tẩm cùng một màu sắc với núi non, cây cỏ. Đến thăm các lăng tẩm chúng ta có cảm giác là cây cỏ ấy, núi non ấy phải có lăng tẩm ấy mới đẹp và lăng tẩm ấy cũng phải có núi non ấy, cây cỏ ấy mới hoà hợp.

    Bình luận của bạn

    Tin liên quan

    0983 820 520