×

HỌC TIẾNG VIỆT: QUỐC TỊCH VÀ NGÔN NGỮ

I. Hội thoại 1. Jack và Harry đi chơi phố, Harry gặp bạn quen Harry: Chào Xiphon, Xiphon có khoẻ không? Xiphon: Chào anh Harry. Cám ơn anh, tôi khoẻ. Lâu rồi không gặp anh. Dạo này anh đang làm gì? Harry: Tôi đang học tiếng Việt. Xin giới thiệu...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    I. Hội thoại

    1. Jack và Harry đi chơi phố, Harry gặp bạn quen

    Harry: Chào Xiphon, Xiphon có khoẻ không?

    Xiphon: Chào anh Harry. Cám ơn anh, tôi khoẻ. Lâu rồi không gặp anh. Dạo này anh đang làm gì?

    Harry: Tôi đang học tiếng Việt. Xin giới thiệu với chị đây là Jack, bạn tôi.

    Xiphon: Chào anh.

    2. Jack hỏi Harry về Xiphon

    Jack: Cô ấy là người Việt Nam à?

    Harry: Không phải, người Thái.

    Jack: Cô ấy nói tiếng Việt giỏi quá.

    Harry: Cô ấy cũng rất thạo tiếng Anh.

    3. Phiếu đǎng ký cư trú tại Việt Nam dùng cho ngoại kiều.

    Họ và tên: Jo Ellen Krengel

    Tên thường gọi: Ellen

    Ngày sinh: 1-1-1964

    Quê quán: California (Mỹ)

    Quốc tịch: Mỹ

    Ngày đến Việt Nam: 17-3-1991

    Thời gian xin cư trú: Từ ngày 17-3-1991 đến ngày 17-3-1992

    Địa điểm cư trú: Hà Nội

    Mục đích cư trú: Học tiếng Việt

    Người đi cùng: Không

    4. Tìm người cần gặp.

    Nam: Chào bạn, bạn có phải là Jack, sinh viên Anh không?

    Harry: Không, tôi là Harry, sinh viên Mỹ.

    Nam: Xin lỗi, tôi cần gặp Jack, sinh viên Anh đang học tiếng Việt ở đây.

    Harry: Xin mời anh. Jack ở kia.

    Nam: Cám ơn bạn.

    II. Ghi chú ngữ pháp

    1. Câu có vị ngữ là tính từ.

    Câu có vị ngữ là T thường mô tả tính chất, trạng thái, màu sắc của chủ thể. Trong tiếng Việt T trực tiếp làm Vị ngữ không cần có hệ từ "là".

    Ví dụ:

    - Tôi khoẻ

    - Cái đồng hồ này tốt

    - Ngôi nhà kia rất cao

    Câu hỏi: thế nào? hoặc "có T không"?

    2. Câu có vị ngữ là Đ.

    Câu có vị ngữ là Đ thường dùng để biểu thị hành động, hoạt động của chủ thể.

    Ví dụ:

    - Harry học

    - Nam ngủ

    - Jack đi chơi

    - Helen đọc sách

    Chú ý: Sau động từ Vị ngữ có thể có yếu tố phụ.

    học - học tiếng Việt

    đi chơi - đi chơi phố

    đọc - đọc sách

    ǎn - ǎn cơm

    xem - xem phim

    Câu hỏi: làm gì? hoặc "có Đ không"?"

    3. Phó từ chỉ thời gian "đã", "đang", "sẽ": luôn đi kèm trước động từ.

    a. Đã: quá khứ đơn giản.

    đã học
    đã xem phim
    đã gặp

    b. Đang: hiện tại đơn giản.

    đang học tiếng Việt
    đang viết thư
    đang ngủ
    đang đi chơi

    c. Sẽ: tương lai đơn giản.

    Sẽ làm việc
    Sẽ nghỉ
    Sẽ về nướcSẽ mua từ điển

    Câu hỏi: đã... chưa?

    4. Cách nói về quốc tịch, ngôn ngữ.

    a. Muốn biểu thị quốc tịch dùng "người + tên nước".

    Ví dụ:

    Người Việt Nam
    Người Anh
    Người Pháp
    Người Mỹ
    Người Trung Quốc
    Người An-giê-ri

    Câu hỏi: người nước nào? hoặc Có phải là... không?

    b. Muốn biểu thị ngôn ngữ dùng "tiếng + tên thứ tiếng đó"

    Ví dụ:

    tiếng Việt
    tiếng Anh
    tiếng Pháp
    tiếng Nga
    tiếng Trung Quốc
    tiếng Tây Ban Nha

    III. Bài đọc

    1. Tôi học tiếng Việt

    Tôi là John, tôi là người úc. Tôi đến Việt Nam dạy tiếng Anh và học tiếng Việt. Hiện nay tôi đang học tiếng Việt. Trước đây, tôi là giáo viên tiếng Anh. Tôi sẽ học tiếng Việt một nǎm. Tiếng Việt không khó nhưng cũng không dễ. Tôi đang học phát âm. Tôi hy vọng tôi sẽ nói tốt tiếng Việt. Bạn tôi là Harry. Anh ấy đã học tiếng Việt hai nǎm. Bây giờ anh ấy rất giỏi tiếng Việt. Tôi dạy sinh viên Việt Nam tiếng Anh và họ cũng giúp tôi học tiếng Việt.

    2. Ký túc xá

    Ký túc xá của chúng tôi rất đẹp. Đó là một ngôi nhà 4 tầng. Các phòng ở của sinh viên đều rộng rãi và sáng sủa. Phòng của tôi ở tầng 3, rất mát. Đồ đạc trong phòng đều đẹp, sạch sẽ. Mỗi phòng có một cái tủ áo cao, to, một bàn vuông, bốn ghế nhỏ; và một cái giường.

    Tin liên quan

    0983 820 520