I: Hội thoại
1. Hỏi giờ
Lan: Xin lỗi bác. Bác làm ơn cho cháu hỏi mấy giờ rồi ạ?
ông già: 10 giờ kém 10 cô ạ.
Lan: Cám ơn bác.
2. Bà và cháu trước giờ đi học
Bà: Cháu chưa đi học à? Đến giờ rồi.
Cháu: Nhưng hôm nay cháu được nghỉ giờ đầu bà ạ.
Bà: Thế mấy giờ cháu mới phải đi?
Cháu: Dạ, 8 giờ 10 bà ạ.
3. Harry hỏi Jack giờ để lấy lại giờ
Harry: Đồng hồ cậu mấy giờ rồi?
Jack: 4 giờ hơn.
Harry: Chính xác là 4 giờ mấy phút?
Jack: Để làm gì thế? 4 giờ 7 phút.
Harry: Mình cần lấy lại giờ. Đồng hồ của mình bị chết.
4. Ra sân bay để đi Bangkok
Helen: Ngày mai mấy giờ Jack phải đi ra sân bay?
Jack: 6 giờ sáng.
Helen: Sao sớm thế? Hôm nọ Harry đi khoảng 10 giờ kia mà.
Jack: Là vì hôm đó Harry đi máy bay Việt Nam. Ngày mai mình đi máy bay Thái nên phải đi sớm. Đúng 8 giờ máy bay cất cánh, mình sợ bị muộn lắm.
---> Xem thêm: Dịch thuật công chứng tư pháp là gì? Việc công chứng có quan trọng ?
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Cách nói giờ
a) Có thể dùng "số giờ + hơn" khi không muốn nói chính xác.
Ví dụ: 10 giờ hơn, 6 giờ hơn.
Khi cần nói chính xác thì dùng: số giờ + phút: 10 giờ 7 phút, 6 giờ 3 phút. Nếu số phút là chẵn 5, 10 thì có thể bỏ "phút": 10 giờ 5, 6 giờ 10.
b) 30 phút có thể nói rưỡi: 10 giờ rưỡi.
c) Từ 31 đến 60 có thể nói chiều tǎng đến 60: 10 giờ 35, 10 giờ 55, 11 giờ, hoặc nói chiều giảm đến 60 (kém): 10 giờ 35 = 11 giờ kém 25; 10 giờ 55 = 11 giờ kém 5.
d) Kim phút ở số 12, có thể nói "số giờ + đúng": 10 giờ đúng hoặc đúng 10 giờ.
Chú ý: a) Nói giờ hiện tại thường dùng số giờ + đúng.
- Nói giờ trong quá khứ hoặc trong tương lai hoặc khi hẹn giờ có thể nói "đúng + số giờ".
- Ví dụ: Ngày mai đúng 10 giờ tôi sẽ đến anh.
b) Có thể thêm sáng, trưa, chiều, tối, đêm: 10 giờ = 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ hoặc 1 giờ chiều.
2. Các từ được, bị:
a) "Được" là Đ, dùng khi chủ thể tiếp nhận một cái gì tốt đẹp.
"Bị" trái lại dùng khi chủ thể gặp phải một cái gì không tốt.
Ví dụ:
- Cháu được nghỉ giờ đầu
- Mình sợ bị muộn.
Ví dụ khác:
- Ngày mai chúng tôi được đi tham quan.
- Bài thi của tôi được điểm 10.
- Harry mới được tin của gia đình.
- Nam bị ốm.
- Helen bị cảm.
b) Nếu bổ ngữ là một kết cấu C-V thì câu sẽ có thức bị động:
- Em bé bị mẹ mắng (Mẹ mắng em bé).
- Chúng tôi được thầy giáo khen (Thầy giáo khen chúng tôi).
- Họ được mọi người giúp đỡ (Mọi người giúp đỡ họ).
- Ngôi nhà bị bão làm đổ (Bão làm đổ ngôi nhà).
3. Trạng ngữ thể cách (trạng thái)
Tính từ hoặc trạng từ đặt sau Động từ vị ngữ để biểu thị trạng thái, tính chất của Đ vị ngữ.
Ví dụ:
- Đồng hồ chạy nhanh.
- Máy bay cất cánh sớm.
- Nói chính xác.
- Học tập chǎm chỉ.
- Bị ốm nặng.
- Đọc to.
Chú ý:
a/ Nếu tính từ làm trạng ngữ thể cách có 2 âm tiết thì có thể thêm "một cách" vào trước tính từ.
Ví dụ: Nói chính xác - Nói một cách chính xác
b/ Một số trường hợp, nếu trạng ngữ thể cách là một tính từ 2 âm tiết và Đ cũng gồm 2 âm tiết thì có thể đặt trước động từ vị ngữ.
- Học tập chǎm chỉ - Học tập một cách chǎm chỉ - chǎm chỉ học tập.
Câu hỏi: thế nào? hoặc như thế nào?
- Đồng hồ chạy như thế nào?
- Anh ấy học tập như thế nào?
4. Của: Nối định ngữ sở thuộc với danh từ trung tâm
Ví dụ:
- Đồng hồ của mình (bị chết).
- Máy bay của Thái (cất cánh sớm).
- Ký túc xá của trường đại học ở kia.
- Lớp học của chúng tôi ở tầng 4.
- Xe đạp của tôi bị hỏng.
Chú ý: Nếu tính chất sở thuộc là chặt chẽ, thân thiết có thể bỏ từ "của":
- Máy bay của Thái - Máy bay Thái.
- Đồng hồ của mình - Đồng hồ mình.
Ngược lại, nếu sau Đ trung tâm đã có 1 định ngữ thì trước định ngữ sở thuộc phải có "của".
III. Bài đọc
Muốn biết mấy giờ
Có một thanh niên được mời đến nhà một người bạn ǎn cơm. Sau khi ǎn xong, anh thanh niên nói với bạn:
- Mình phải về cơ quan. Mấy giờ rồi?
Người bạn đứng dậy, đi ra sân, nhìn trời rồi nói:
- Một giờ rưỡi.
Anh thanh niên hỏi bạn:
- Sao cậu biết bây giờ là 1 giờ 30? Cậu không có đồng hồ à?
- Không! Mình không tin đồng hồ - người bạn trả lời.
- Cậu xem mặt trời để biết giờ. Nhưng ban đêm không có mặt trời, làm thế nào cậu biết được là mấy giờ?
- Mình đã có cái kèn - người bạn trả lời.
Anh thanh niên ngạc nhiên, hỏi:
- Mình không hiểu. Cái kèn có liên quan gì với cái đồng hồ?
Người bạn nói:
- Có. Ban đêm, muốn biết mấy giờ mình chỉ cần thổi kèn, thổi thật to. Và anh giải thích:
- Lúc đó chắc chắn sẽ có một người hàng xóm nào đó mở cửa sổ và hét lên: Mới 3 giờ sáng mà người nào đã thổi kèn ầm ĩ thế?