×

HỌC TIẾNG VIỆT: SỞ THÍCH

I. Hội thoại 1. Trong quán giải khát Chủ quán: các anh, chị dùng gì ạ? Jack (hỏi Harry và Helen): Mình uống nước cam, các cậu uống gì? Harry: Mình không thích nước cam. Mình uống Coca – Cola. Helen: Mình cũng uống nước cam nhưng không đường. Jack...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    I. Hội thoại

    1. Trong quán giải khát

    Chủ quán: các anh, chị dùng gì ạ?

    Jack (hỏi Harry và Helen): Mình uống nước cam, các cậu uống gì?

    Harry: Mình không thích nước cam. Mình uống Coca – Cola.

    Helen: Mình cũng uống nước cam nhưng không đường.

    Jack (với chủ quán): Bác cho hai cam vắt, một có đường, một không đường và một Coca – Cola.

    Chủ quán: Có ngay!

    2. Hà và gia đình mời ba bạn đến nhà ǎn cơm Việt Nam

    Bên bàn ǎn

    Mẹ Hà: Các cháu ǎn cơm đi! Chúc các cháu ǎn ngon!

    Các bạn: Cám ơn bác ạ. Mời bác cùng ǎn cơm với chúng cháu.

    Mẹ Hà: Bác chưa ǎn bây giờ. Các cháu với Hà cứ ǎn cơm trước đi.

    Hà: Mời các bạn tự nhiên nhé. Chỉ có các món ǎn đơn giản và bình dân thôi.

    Đây là món nem rán, còn gọi là nem Sài Gòn, ǎn với rau sống. Đây là món cá rán. Còn đây là món gà hầm. Món này là giò lụa.

    Helen: Món nem rán ngon lắm, ở Pháp mình đã được ǎn rồi. Các bạn biết không, trong từ điển Larousse 1990 mới có thêm từ nem đấy.

    Jack: Thật à?

    Harry: Thế mà một người Việt Nam ở Mỹ lại bảo đó là món chả rán.

    Hà: Cũng đúng. ở miền Nam người ta gọi là chả rán, ở miền Bắc gọi là nem. Các bạn dùng đũa quen rồi chứ? Có cần dao, dĩa không?

    Jack: Không cần đâu! Phải tập ǎn bằng đũa cho quen chứ!

    Helen: Hà nấu ngon lắm. Khi nào Hà dạy mình nấu một số món ǎn Việt Nam nhé.

    Hà: Sẵn sàng.

    3. Hà và Helen đi mua hoa

    Helen (với người bán hoa): Phǎng bán thế nào chị?

    Người bán hoa: Chị mua đi, hai trǎm một bông.

    Helen: Chị chọn 5 bông thật tươi.

    Hà: Sao Helen không mua hồng?

    Helen: Mình không thích lắm, hồng chóng tàn. Hà này, hoa trắng và cao kia có phải tiếng Việt gọi là hoa huệ không? Sao ít thấy người mua?

    Hà: Đúng đấy! ở Việt Nam người ta thường mua hoa huệ để thờ cúng.

    Helen: Thế à?

    Người bán hoa: Hoa của chị đây.

    Helen: Chị đổi giúp bông trắng này lấy bông đỏ… Xin gửi tiền chị.

    4. Đi xem biểu diễn âm nhạc

    Bắc: Tối nay có đi dự cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức tại Cung vǎn hoá Việt – Xô không?

    Nam: Không, mình không thích lắm.

    Bắc: Sao thế! Cậu chỉ thích nhạc cổ điển thôi à?

    Nam: Cổ điển hoặc dân ca cũng được. Hôm nào có biểu diễn ca nhạc dân tộc mình rủ Harry đi nhé.

    Bắc: ừ, Harry, Jack và cả Helen đều rất thích dân ca Việt Nam.

    II. Ghi chú ngữ pháp

    1. Trạng ngữ nơi chốn: là thành phần chỉ rõ địa điểm, nơi chốn hành động xẩy ra.

    Ví dụ: – Ở Pháp mình đã được ǎn rồi.

    – Cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức tại Cung vǎn hoá Hữu nghị Việt – Xô

    Trạng ngữ nơi chốn thường đặt ở cuối hoặc ở đầu câu và thường nối với thành phần chính bằng các từ ở, tại, trong, ngoài, trên, dưới.

    Câu hỏi: ở đâu, ở nơi (chỗ) nào?

    Ví dụ: – Chị đã được ǎn nem ở đâu?

    – Cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức ở đâu?

    – Công nhân làm việc ở đâu?

    – Anh học tiếng Việt ở đâu?

    2. Có thể, muốn, cần, phải:

    Là các động từ tình thái, thường đặt trước động từ chính hoặc danh từ để chỉ tình thái của hành động. “Có thể” chỉ khả nǎng, muốn chỉ một nhu cầu, “cần, phải” chỉ sự bắt buộc, sự cần thiết của hành động.

    Ví dụ: – Có cần dao, dĩa không?

    – Phải tập ǎn bằng đũa cho quen.

    – Anh có thể trả lời rõ hơn không?

    3. Cũng, đều: là các phó từ luôn luôn đặt trước động từ, tính từ để biểu thị sự đồng nhất về hành động, tính chất của các chủ thể.

    Ví dụ: – Jack uống nước cam, Helen cũng uống nước cam.

    – Gọi nem là chả rán cũng đúng.

    – Harry, Jack và Helen đều rất thích dân ca Việt Nam.

    Ghi chú: Khi dùng đều chủ ngữ bao giờ cũng là số nhiều.

    Ví dụ:

    – Họ đều là người Anh.

    III. Bài đọc

    Đi ǎn đặc sản

    Chiều chủ nhật vừa rồi chúng tôi rủ nhau đi ǎn đặc sản.

    Số nhà 202 phố Huế là cửa hàng đặc sản nổi tiếng. Mọi người đều biết các món ǎn ở đây không ngon lắm và đắt nhưng họ vẫn rất thích đến vì ở đây có chỗ ngồi rất đẹp. Ngồi ở ban công tầng 2 nhìn xuống đường phố Huế nườm nượp xe cộ, cảnh đẹp như ngồi xem phim vậy.

    Ăn chè đậu ở phố Hàng Bạc

    Một Việt kiều về nước, vào một cửa hàng nhỏ, cũ xưa, đồ đạc bày ở đây dường như có từ lâu đời. Không ai nghĩ đó là một cửa hàng bán chè đậu.

    Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc, dáng đi thong thả, nhẹ nhàng. Cụ chỉ chiếc ghế ở giữa nhà và nói với khách:

    – Mời cô ngồi! Cô ǎn chè đậu hay thập cẩm?

    Cụ vừa nói vừa lấy khǎn lau tủ kính, trong tủ kính có bày những đĩa xôi vò…

    Bà khách ngồi xuống, bà nhìn cǎn phòng và cảm thấy một không khí quen thuộc, ấm áp quanh mình.

    Cụ chủ quán bưng ra một chén chè nụ đặt trên một chiếc đĩa cổ.

    – Mời cô uống nước đi!

    Bà khách đỡ chén nước từ tay cụ:

    – Cháu ở Pháp về. Hôm nay đi thǎm phố phường. Cụ ơi! Phố Hàng Bạc cũng ít thay đổi phải không cụ?

    – Thay đổi nhiều cô ạ! Cô uống nước đi rồi ǎn chè Hà Nội. ở Paris có ai bán chè không cô?

    – Thưa… có ạ! Nhưng ǎn chè đậu ở Paris không hợp. Con chẳng bao giờ nghĩ rằng ở Hà Nội vẫn còn những quán chè xưa cũ như thế này. Quý lắm cụ ạ!

    Bà cụ chủ quán và người khách đều cảm động.

    Bình luận của bạn

    Tin liên quan

    0983 820 520