Cộng hoà Slovak (vắn tắt: Slovakia /sloʊˈvɑːkiə/ (trợ giúp·thông tin); tiếng Slovak: Slovensko, đầy đủ Slovenská republika là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu[1][2] với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Thành phố lớn nhất đồng thời là thủ đô là Bratislava. Slovakia là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, NATO, UN, OECD, WTO, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác.
Người Slav đã tới lãnh thổ Slovakia hiện nay trong khoảng thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 6 sau AD trong Giai đoạn Di cư. Trong quá trình lịch sử, nhiều phần của Slovakia ngày nay thuộc Đế chế của Samo (đơn vị chính trị đầu tiên được biết của người Slavơ), Đại Moravia, Vương quốc Hungary,[3] Đế chế Áo-Hung hay Đế chế Habsburg và Tiệp Khắc. Một nhà nước Slovak độc lập đã được thành lập trong một giai đoạn ngắn trong Thế chiến II, trong đó Slovakia là một nhà nước phụ thuộc của Phát xít Đức 1939–1944. Từ năm 1945 Slovakia một lần nữa lại là một phần của Tiệp Khắc.
Tiếng Slovak (tiếng Slovak: Slovenčina, phát âm: x-lô-ven-trin-na hay slovenský jazyk, phát âm: x-lô-ven-xki ia-dik) là ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Tây-Slav thuộc hệ Ấn-Âu (cùng nhóm với tiếng Séc, tiếng Ba Lan và tiếng Serbia Lugic).
Anton Bernolák lần đầu tiên xây dựng tiếng Slovak chuẩn vào năm 1787, củng cố hệ thống chính tả, khởi đầu qui tắc ngữ pháp và từ điển. Tiếng Slovak ngày nay được thế hệ ngôn ngữ Stur (tiếng Slovak: Štúr, đọc là Sờ-tu-rờ) bao gồm Ľudovít Štúr, Jozef Miloslav Hurban a Michal Miloslav Hodža đưa ra năm 1843 trong cuộc họp qui định tiếng Slovak chuẩn trên cơ sở tiếng Slovak cổ. Cải cách ngôn ngữ Slovak của Stur nhanh chóng nảy nở và được dùng đến ngày nay sau một số sửa đổi.
Trong quá trình hoàn thiện tiếng Slovak hiện đại có lẽ phải kể đến cả:
Martin Hattala, người xây dựng ngữ pháp tiếng Slovak một cách khoa học và cho xuất bản với tên Krátka mluvnica slovenská năm 1852 (Lý thuyết tiếng Slovak ngắn gọn).
Samo Czambel, hoàn thành bản viết tay về ngôn ngữ viết Slovak vào năm 1902.
Các luật chính tả tiếng Slovak đầu tiên xuất bản năm 1931 (cuốn sách Pravidlá slovenského pravopisu).
Việt Nam – Ucraina tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
- Chiều 6/12, tại Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Phú Trọng đã đón và hội đàm với ngài Lytvyn Volodymir, Chủ tịch Quốc hội Ukraina nhân dịp Đoàn đại biểu Quốc hội Ukraina sang thăm hữu nghị Việt Nam (từ ngày 5 đến 8/12) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Nếu bạn có bất cứ nhu cầu dịch thuật Việt – Slovak – Việt, Slovak – Anh – Slovak, hãy liên hệ:
Tel: 04.35543604 _ 00844.35543604
Hotline: 0983820520 - 0982045522_ 0084.983820520 – 0084.982045522
Email: hanoi@dichthuathaco.vn
Để nhận được dịch vụ hoàn hảo nhất!