×

THỊ TRƯỜNG VĂN HỌC DỊCH NHÌN TỪ HAI PHÍA

Được coi là “ô cửa nhỏ mở ra thế giới lớn”, văn học dịch góp phần đáng kể cho sự phát triển của văn học nước nhà. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư chuyên sâu. Sách dịch chiếm tới 70-80%...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    Được coi là “ô cửa nhỏ mở ra thế giới lớn”, văn học dịch góp phần đáng kể cho sự phát triển của văn học nước nhà. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư chuyên sâu. Sách dịch chiếm tới 70-80% thị trường trong nước nhưng Việt Nam vẫn chưa có trường đào tạo dịch giả, nhiều bản dịch lại quá nhiều lỗi. Nhìn chung là chất lượng dịch thuật không đảm bảo. Nhưng bình tĩnh lại, mảng sách văn học có đáng bị chê trách quá nhiều?

     Thị trường văn học dịch đã…loạn

    Cho đến nay, số tác phẩm văn học dịch đã áp đảo văn học trong nước. Cơ chế thị trường đã thúc đẩy các NXB, công ty sách tư nhân chạy đua mua bản quyền, dịch các tác phẩm ăn khách từ bên ngoài, nhất là nguồn đến từ Mỹ, Trung Quốc. Những “đầu nậu” sách chỉ cần “ngửi” thấy tác phẩm best-seller lập tức trong một thời gian rất ngắn sẽ thuê chuyển ngữ, in cấp tốc rồi tung ra thị trường. Không chỉ nhà sách tư nhân, mà các NXB lớn cũng vào cuộc đua giành bạn đọc để kiếm lợi nhuận. Có thể kể đến trường hợp NXB Văn hóa – Thông tin đã in gối đầu một cách rất nhanh các tác phẩm của Dan Brown: Mật mã Da Vinci, Pháo đài số, Điểm dối lừa…

    Một trong những lý do khiến tác phẩm văn học ngoại ồ ạt vào Việt Nam chính là tiền mua bản quyền rất rẻ. Như cuốn “Kỳ án ánh trăng” chỉ phải trả 400USD tiền bản quyền, rẻ hơn rất nhiều nếu phải trả nhuận bút cho một tác giả trong nước. Trong khi đó, lợi nhuận thu về của một cuốn truyện dịch lớn hơn rất nhiều so với một tác phẩm do nhà văn trong nước viết. Một số người làm công việc xuất bản còn “sợ chơi” với nhà văn trong nước vì không kiểm soát được đầu ra, có nghĩa là do sợ sách bị ế ngay trước khi in. Với sách nhập ngoại thì hầu như đã được bảo hành chắc chắn về lợi nhuận.

    Chính vì vội vã cho ra đời những cuốn truyện dịch nhằm giành thị phần, nên chất lượng dịch thuật văn học thời gian qua không đảm bảo. Đội ngũ dịch thuật văn học ngày một đông đảo là bởi họ luôn có việc làm, được người thuê trả công dịch gấp từ 3-4 lần so với dịch các tài liệu khác. Từ đó mới có chuyện nhiều tác phẩm dịch không phải từ các dịch giả đúng nghĩa, mà là từ sinh viên biết ngoại ngữ…Cách làm này đã khiến cho chất lượng văn học đích thực của các tác phẩm nhập ngoại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và cũng đem đến sự thiệt thòi cho bạn đọc trong nước.

    Một thị trường văn học tràn lan tác phẩm nhập ngoại, đầy rẫy lỗi dịch thuật khi chuyển ngữ, giá trị bản gốc bị giảm sút đã khiến không ít người cho rằng, nó đã bị… loạn.

    Cần một sự đánh giá công tâm

    Thị trường sách văn học dịch ở ta cần chấn chỉnh, nâng cao chất lượng dịch thuật cũng như chọn lựa tác phẩm để dịch. Nhưng, cũng cần một cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, không nên vội vã cho rằng ta đang ở trong giai đoạn “phì đại” về văn học dịch.

    Đến nay, người đọc trong nước đã có cơ hội được tiếp cận với tác phẩm của nhiều quốc gia hơn trước rất nhiều. Trước đây, chúng ta chủ yếu đọc các tác giả kinh điển, các tác giả đến từ Nga, Trung Quốc, Pháp… Nay thì hầu như quốc gia nào có tác phẩm “ăn khách” cũng đều được dịch ra tiếng Việt. Các tác giả này đến từ những nền văn học vốn trước đó không gần gũi với Việt Nam, nhất là các tác giả văn học Mỹ. Như vậy là tinh hoa của thế giới đến với chúng ta nhiều hơn, bạn đọc trong nước được đọc nhiều phong cách hơn, tầm nhìn từ đó cũng được mở rộng hơn.

    Sự nhanh nhạy của các NXB, các nhà sách khi tung ra thị trường các tác phẩm chỉ mới xuất bản ở nước ngoài cũng là điều rất đáng hoan nghênh, nó khác xa với tình trạng trước đây. Bạn đọc Việt Nam hầu như được đọc ngay bằng tiếng mẹ đẻ một tác phẩm chỉ mới xuất bản ở Mỹ, ở Trung Quốc trước đó một tháng. Như vậy, sự tiếp cận để dẫn đến tiệm cận với dòng chảy văn học đương đại thế giới đã được rút ngắn. Cũng do buộc phải dịch quá nhanh nên chất lượng dịch thuật yếu, có sai sót. Cũng thật khó cầu toàn khi phải lựa chọn giữa hai yếu tố: Dịch nhanh hay là bản dịch chất lượng cao. “Chính vì thế, sách dịch hiện nay mới chỉ dừng ở mức đọc được”, ý kiến của dịch giả Thúy Toàn có lẽ là công bằng khi nhìn nhận vấn đề này.

    Nhìn vào thị trường sách văn học hiện nay, khi mà tác phẩm đến từ bên ngoài áp đảo, chất lượng dịch thuật không cao, quả là điều phiền muộn. Nhưng âu cũng là quy luật: khi anh yếu thì người khác lấn lướt. Tới thời điểm này, không thể “đóng cửa”, “hạn chế” sách dịch một cách duy ý chí, mà phải tìm cách sống chung với nó một cách có ích nhất. Nhưng dẫu sao cũng rất cần lương tâm của các “đầu nậu” khi chọn sách để dịch, cho dù mục đích là kiếm lợi nhuận thì cũng không nên cố tình gây ra cảnh “vàng thau lẫn lộn” để thị trường sách văn học nhập ngoại của chúng ta lành mạnh hơn, hữu ích hơn.

     

    Hotline tư vấn: 0983 820 520

    Email: hanoi@dichthuathaco.vn

    DỊCH THUẬT HACO "NGƯỜI DỊCH CHUYÊN NGHIỆP" CAM KẾT 

    1. Nội dung bản dịch chính xác 100% xét trên góc độ kỹ thuật;

    2. Đúng tiến độ;
    3. Bảo mật tuyệt đối;
    4. Phục vụ chuyên nghiệp;
    5. Bảo hành trọn đời sản phẩm dịch
    6. Giá cả tốt nhất

    ĐĂNG KÝ NGAY

    Tin liên quan

    0983 820 520