- Dịch từng từ: Trong phương pháp này, các từ trong ngôn ngữ nguồn được dịch sang một ngôn ngữ khác theo nghĩa phổ biến nhất. Phương pháp này đôi khi gây ra tình trạng sai văn bản, đặc biệt với các thành ngữ, tục ngữ.
- Dịch hàm nghĩa từ vựng: Với phương pháp này, các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn được dịch sang ngôn ngữ đích gần nhất. Tuy nhiên, các từ có nghĩa từ vựng được dịch riêng biệt, không phụ thuộc vào bối cảnh.
- Dịch trung thành: Phương pháp này đòi hỏi biên dịch viên dịch chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc với các đòi hỏi về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
- Dịch sát nghĩa: Dịch sát nghĩa là một phương pháp dịch quan tâm tới cả giá trị thẩm mỹ của văn bản ngôn ngữ nguồn.
- Dịch tùy ứng: Dịch tùy ứng là cách dịch thường được sử dụng trong khi dịch thơ ca hoặc kịch bản. Văn bản được tái hoàn chỉnh về mặt văn hóa ngôn ngữ nguồn và sau đó được chuyển thành văn hóa ngôn ngữ đích trong khi vẫn giữ nguyên các yếu tố liên quan tới nhân vật, đề tài, bối cảnh.
- Dịch tự do: Phương pháp dịch này tạo nên các bản dịch mà văn phong, hình thức và nội dung không đồng nhất với văn bản nguồn.
- Dịch văn cảnh: Phương pháp này thể hiện chính xác thông điệp của văn bản nguồn, nhưng đôi khi có xu hương làm thay đổi nghĩa gốc của văn bản bằng việc sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ.
- Dịch truyền đạt thông tin: Phương pháp này chuyển thể chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc mà người đọc có thể dễ dàng chấp nhận và hiểu được cả nội dung và ngôn ngữ của bản dịch đó.