I. Hội thoại về gia đình và họ hàng
1. Thăm một gia đình ở nông thôn
Chủ nhà: Mời các anh, các chị vào chơi. Các anh các chị ở đâu về thế?
Sinh viên: Chào bác, chào anh chị, chòa các cháu. Chúng cháu ở Hà Nội về ạ.
Chủ nhà: Mời các anh ngồi. Tôi xin giới thiệu, đây là mẹ tôi. Còn đây là con trai cả của tôi; đang chơi ở ngoài sân là hai đứa cháu nội. Gần như đủ cả gia đình, chỉ thiếu bà nhà tôi, đang đi cấy.
Sinh viên: Chúng cháu chào cụ. Dạ thưa, năm nay cụ thọ bao nhiêu rồi ạ?
Chủ nhà: Cảm ơn các cháu, lão đã ngoài tám mươi rồi.
Sinh viên: Thế mà cụ còn khỏe quá!
2. Hỏi thăm về gia cảnh
Helen: Hà ơi! Bố chị Lan mất lâu chưa?
Hà: Tội nghiệp, bố chị ấy mất khi chị ấy mới lên mười. Mẹ chị Lan lúc ấy còn rất trẻ, không những trẻ mà còn rất còn duyên, rất đẹp, nhưng bà ở vậy nuôi con, không chịu đi bước nữa.
Helen: "Đi bước nữa" nghĩa là sao hả Hà?
Hà: Nghĩa là lấy chồng khác, cũng có khi gọi là "tái giá" đấy.
Helen: Thế chị ấy có anh mẹ gì không:
Hà: Có, chị ấy còn có một đứa em trai, năm nay đã ngoài hai mươi rồi, đang học ở trường Đại học Bách Khoa, năm thứ tư.
Helen: Nghe nói chị Lan sắp lấy chồng phải không?
Hà: Ừ, chị ấy cũng đã gần ba mươi rồi. Người Việt Nam thường nói: Trai ba mươi tuổi đang xoan, gái bai mươi tuổi đã toan phận già.
3. Vợ chồng Lan và con về thăm gia đình
Lan (giõ cửa)
Tiếng trong nhà: Ai đấy?
Lan: Con đây. Mẹ ơi! Con về thăm mẹ đây.
Bà cụ (mở cửa): Lan! Con đã về! Nào bà xem cháu bà lớn bằng ngần nào nào.
Lan: Mẹ ơi! Nhà con cũng về thăm mẹ đấy.
Bà: Đâu? Anh ấy đâu?
Lan: Nhà con phải đi chuyến tàu chiều vì sáng nay anh ấy còn phải làm nốt một vài việc ở cơ quan. Em Long đi đâu mẹ?
Bà: Nó vào trường để nhận bằng tốt nghiệp.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Các tính từ " đông, đầy, thiếu, đủ,..." chỉ lượng số phiến định, thường làm vị ngữ.
Ví dụ: - Gia đinh đủ người.
- Tàu đông khách.
- Lớp học còn thiếu bàn.
Chú ý: Các tính từ thuộc nhóm này thường gặp là đầy, vơi, vắng, thưa, nhiều, ít.
2. Khi: Danh từ thời gian, dùng để cấu tạo thành phần trạng ngữ chỉ thời gian trong câu đơn hoặc câu phụ, chỉ thời gian trong câu ghép (cùng với "thì" tạo thành câu liên từ "khi...thì...").
Ví dụ: - Bố chị ấy mất khi chị ấy lên mười.
- Khi chị ấy lên mười thì bố chị ấy mất.
- Anh ấy gọi điệ thoại cho tôi khi tôi còn đang ngủ.
- Khi còn ở Mỹ tôi chưa biết gì về Việt Nam cả.
Chú ý: Nói chung có thể thay khi bằng lúc nhưng lúc cụ thể hơn.
3. Ở: Giới từ, nối thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn với câu chính, trả lời cho câu hỏi "ở đâu?".
Ví dụ: Đang chơi ở ngoài sân.
Cũng có thể dùng để biểu thị khoảng cách giống như từ trong kết hợp "từ...đến", "từ...ra".
Ví dụ: - Chúng cháu ở Hà Nội về thăm quê.
- Anh ấy ở quê ra chơi.
- Chúng tôi mới ở Pháp sang Việt Nam.
4. Không những... mà còn...: nối hai yếu tố của vị ngữ có quan hệ liên đới với nhau.
Ví dụ: - Mẹ chị ấy không những trẻ mà còn rất có duyên.
- Chị Liên không những biết nấu ăn mà còn biết cả may vá nữa.
- Trời không những mưa mà còn gió nữa.
Chú ý: - Không những có thể thay bằng không chỉ.
- Khi dùng kết cấu này, cuối câu thường có thêm từ nữa.
III. Bài học
Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
Vua Hùng có hai mươi người con trai. Khi đã già, Vua muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai.
Một hôm Vua gọi tất cả các con đến và bảo: "Tết năm nay trong các con nếu ai mang đến tặng ta một món ăn mà ta vừa ý thì ta sẽ truyền ngôi cho người đó".
Các con của Vua Hùng ai cũng muốn được cha truyền ngôi cho mình nên cố gắng đi tìm các món ăn ngon, lạ để dâng lên Vua.
Trong số các con của Vua Hùng có một người tên là Lang Liêu. Lang Liêu sống ở nông thôn, quanh năm trồng lúa, đậu khoai và nuôi gà lợn để sống.
Lang Liêu nghĩ, Vua không thiếu gì của ngon vật lạ nên tốt nhất là chế biến những thứ do mình làm ra để dâng vua. Vì thế anh lấy gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để làm bánh. Bánh đấy ở bên trong là đậu xanh, thịt lợn, bên ngoài là gạo nếp được gói bằng lá dong. Banh hình vuông, tượng trưng cho mặt đất, cho vào nồi đầy nước rồi đun một ngày. Lang Liêu đặt tên bánh là bánh chưng. Anh lại lấy gạo nếp nấu chính rồi giã nhuyễn làm bánh giầy. Bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho mặt trời.
Tết đến, các con của Vua Hùng đều mang quà dâng lên Vua. Khi ăn các món ăn của các con khác, Vua không thấy có gì đặc biệt vì hàng ngày Vua đã ăn quá nhiều các món ngon; nhưng khi ăn đến món ăn của Lang liêu thì Vua thấy ngon và rất lạ. Vua hỏi, Lang Liêu nói để Vua biết vì sao anh lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cha. Vua rất vui vì món ăn của Lang Liêu không những rất ngon mà còn có ý nghĩa nữa. Vì thế Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, nhân dân Việt Nam có tục là khi Tết đến, nhà nào cũng gói bánh chưng và làm bánh giầy.