×

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI DỊCH CÂU TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH - P1

Khi dịch thuật câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau khi đã chọn thì thích hợp ta cần thực hiện một số bước sau đây: Bước 1: chọn mẫu câu cơ bản Bước 2: chọn yếu tố mô tả - từ bổ nghĩa (hay cấu trúc chức năng) thích...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    Khi dịch thuật câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau khi đã chọn thì thích hợp ta cần thực hiện một số bước sau đây:

    Bước 1: chọn mẫu câu cơ bản
    Bước 2: chọn yếu tố mô tả - từ bổ nghĩa (hay cấu trúc chức năng) thích hợp
    Bước 3: áp dụng luật tương cận hay song hành.

    CÁC MẪU CÂU CƠ BẢN

    Khi dịch một câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh, ta thường đối chiếu một từ ngữ giữa hai ngôn từ. Sau khi biết được từ loại của từ tiếng Anh, ta mối lựa chọn mẫu câu cần sử dụng và chọn một thì thích hợp cho động từ.

    Trong tiếng Anh, mỗi câu thường bao gồm 2 phần: chủ ngữ (the subject) và vị ngữ (the predicate).

    Chủ ngữ gọi tên một người, một đồ vật hoặc sự kiện. Vị ngữ luôn nói lên một điều gì đó về chủ ngữ.

    Chủ ngữ luôn là một danh từ, đại từ, một cụm từ được dùng như danh từ hoặc một mệnh đề dùng như danh từ. Vị ngữ trong câu luôn bắt đầu bằng một động từ. Phần còn lại của câu (phần nằm trong vị ngư, theo sau động từ) được gọi là bổ ngữ (the complement).

    Tất cả các câu cơ bản gồm có danh từ, theo sau là động từ và bổ ngữ. Tuy nhiên, bổ ngữ gồm nhiều từ loại khác nhau. Do đó ta xếp câu cơ bản tu ỳ theo từ loại của bổ ngữ. Có 7 mẫu câu cơ bản sau:

    • Mẫu 1: Noun + Verb + (Adverbial)

    Ví dụ: Everybody (n) laughed (v)

    The dogs (n) are barking (v) at the boys (adv)

    He (n) arrived (v)late (adv).

    Nhận xét: Mẫu này chỉ cần 1 danh từ làm chủ ngữ và một động từ. Động từ có thể được bổ nghĩa bởi một trạng từ, trạng từ có thể là một từ đơn hay cụm từ.

    Động từ ở mẫu số 1 này được gọi là nội động từ ( the intransitive verb), nghĩa là động từ không cần một tân ngữ đi kèm.

    • Mẫu 2: Noun + Verb + Adverbial

    Ví dụ: John (n) is (v) at the party (adv).

    Mary (n) was (v) out (adv).

    My parents (n) are (v) in Hatay (adv).

    Nhận xét: Động từ ở mẫu này luôn là một dạng của động từ BE, và complement nằm sau động từ BE là trạng từ chỉ thời gian hoặc nơi chôn.

    • Mẫu 3: Noun + Verb + Adjective

    Ví dụ: The clerk (n) was (v) rude (adj).

    The coffee (n) tastes (v) good (adj).

    The sky (n) became (v) cloudy (adj).

    Nhận xét: Động từ trong mẫu sô" 3 chỉ trạng thái. Có rất nhiều nội động từ nhưng chỉ có hơn chạc nội động từ chỉ trạng thái, chẳng hạn: be, seem, appear, sound, remain, smell, taste...

    • Mẫu 4: Noun + Verb + Noun

    Ví dụ: He (n) is (v) a teacher (n)

    The books (n) have become (v) the best sellers (n) Toan (n) remained (v) a secretary (n)

    Nhận xét: 3 động từ: be, become, remain là những động từ duy nhất được dùng ở mẫu số 4. Những động từ này còn được gọi là State verbs hay lìnking verbs.

    • Mẫu 5: Noun + Verb + Noun

    Ví dụ: Peter (n) asked (v) several questions (n)

    Her friend (n) visited (v) Hongkong (n)

    Carelessness (n) causes (v) the aecidents(n)

    Nhận xét; Mẫu 4 và 5 có cùng cách cấu tạo nhưng vì có chứa 2 loại động từ khác nhau nên ta tách ra làm 2. Động từ trong mẫu số 4 tạo nên những câu trong đó danh từ ở vị trí chủ ngữ và danh từ ở vị trí complement cùng ám chỉ một người hoặc vật, sự việc. Còn ở mẫu số" 5, động từ tạo nên những câu trong đó 2 danh từ ở vị trí chủ ngữ và bổ ngữ ám chỉ 2 người, 2 vật khác nhau. Các động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive verb).

    • Mẫu 6: Noun + Verb + Noun + Noun

    Ví dụ: We (n) told (v) our mother (n) the news (n)

    My uncle (n) sent (v) me (n) a telegram (n)

    The sun (n) gi ve (v) us (n) the light (n).

    Nhận xét: Động Lừ dùng trong mẫu câu này là transitive verb. Sau động từ là 2 danh từ đi liền nhau. Danh từ đi liền sau động từ được gọi là tân ngữ gián tiếp và danh từ kế tiếp được gọi là tàn ngữ trực tiếp. Hai danh từ ở mẫu 6 ủm chỉ 2 người hoặc vật khác nhau.

    • Mẫu 7A: Noun + Verb + Noun + Noun

    Ví dụ: They name the ship “Titanic”

    His mother considers him a genius

    Her classmates elected Maria president.

    Nhận xét: Động từ đùng trong mẫu này là transitive verb. Sau động từ cũng có 2 danh từ đi liền nhaụ. Danh từ đứng liền sau động từ được gọi là tân ngữ trực tiếp; danh từ tiếp theo có tác dụng giải thích cho tân ngũ nên được gọi là objcct complement-bổ nghĩa tán ngữ. Hai danh từ ở mẫu này ám chỉ cùng một người hoặc một vật hay một sự việc.
    Với một số động từ ở mẫu câu 7A, một tính từ có thể thav thế danh từ thứ hai, và tính từ này cũng được gọi là object complement như ở mẫu 7B dưới đây:

    • Mẫu 7B: Noun + Verb + Noun + Adjective

    Ví dụ: His mother considers him quite handsome.

    The meat made our dog very happy.

    The news made her dissapointed.

    They found the machine useless.

    44442

    Tin liên quan

    0983 820 520