×

ÔNG TÂY THÍCH NÓI “TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM”

Jason Foklmanis là người Mỹ, phóng viên hãng thông tấn tài chính Bloomberg, Hoa Kỳ. Cứ mỗi lần nghe bạn trẻ Việt Nam hỏi: Bạn từ đâu tới? Jason lập tức đáp: “Tôi là người Việt Nam” Vợ chồng Jason Lần đầu tiên anh đến Việt Nam năm 1995, đi...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    Jason Foklmanis là người Mỹ, phóng viên hãng thông tấn tài chính Bloomberg, Hoa Kỳ. Cứ mỗi lần nghe bạn trẻ Việt Nam hỏi: Bạn từ đâu tới? Jason lập tức đáp: “Tôi là người Việt Nam”

    ong tay

    Vợ chồng Jason

    Lần đầu tiên anh đến Việt Nam năm 1995, đi du lịch cùng một Việt kiều, bạn gái của anh.

    Năm 1996, quay lại Việt Nam, Jason một mình đi xuyên Việt bằng xe Dream II, với vốn tiếng Việt vẻn vẹn 2 từ “Bao nhiêu?”…

    Giờ thì tiếng Việt của Jason đủ để mặc cả khi đi chợ, phỏng vấn các quan chức, “trình bày hoàn cảnh” với cảnh sát giao thông khi nhỡ vượt đèn đỏ, và “nổ” mọi chuyện trên trời dưới biển với PV báo Tiền phong.

    Bạn trẻ nào mà hỏi: “Where are you from?” (Bạn từ đâu tới?), Jason lập tức đáp: “Tôi là người Việt Nam”. Anh kể, anh bắt đầu yêu Việt Nam, quyết định học tiếng Việt và muốn được định cư lâu dài tại đất nước này, kể từ sau chuyến đi suốt dọc Việt Nam năm 1996.

    Việt Nam để lại cho anh những ấn tượng gì qua chuyến đi đó?

    Người Việt Nam thân thiện và hay cười. Có một chuyện tôi không thể quên. Khi tôi đang ở Buôn Ma Thuột, trời đột ngột đổ mưa. Tôi bị ướt, phải tạt vào một ngôi nhà ven đường.

    Đó là ngôi nhà nhỏ bé, đồ đạc bên trong rất đơn sơ. Chủ nhà là một phụ nữ. Chị ấy không nói được tiếng Anh, nhưng chị ấy hiểu tôi muốn gì. Chị lấy cho tôi một chiếc khăn để tôi lau mặt, và đưa tôi một ly trà nóng.

    Trong lúc uống trà, tôi nhìn thấy ảnh một người đàn ông mặc quân phục ở trên bàn thờ. Có lẽ đó là một quân nhân Việt Nam đã bị chết trong chiến tranh với người Mỹ.

    Tôi không hỏi được chị ấy, nên không biết đấy có phải là chồng chị ấy không. Cũng không biết chị ấy có biết tôi là người Mỹ không.

    Sau này, tôi đã nhìn thấy rất nhiều tấm ảnh như vậy, trên các bàn thờ của các gia đình Việt Nam. Nhưng tôi luôn được đối xử thân thiện. Tôi sẽ nhớ mãi chén trà ấm nóng được uống ở Buôn Ma Thuột.

    Anh còn một chuyến đi xuyên Việt nữa, Jason?Hai chuyến đi cách nhau 7 năm. Anh có thấy nhiều sự thay đổi không?

    Việt Nam đang thay đổi rất nhanh chóng. Trên đường nhiều ôtô hơn. Những chiếc cầu mới xây rất đẹp, các thành phố đều có khách sạn 2 sao, 3 sao.

    Đường từ Quảng Ngãi đến Tuy Hòa đang làm, rất nhiều bụi. Tôi đến Tuy Hòa lúc 1 giờ sáng, mặt mũi chân tay đen nhẻm, đi xe máy và nói tiếng Việt, nhưng lễ tân khách sạn vẫn bắt tôi phải chịu tiền nghỉ trọ đắt hơn người Việt!

    Được biết anh mới cưới vợ, một cô gái Việt Nam rất hấp dẫn. Anh có định định cư Việt Nam lâu dài không, Jason?

    Chúng tôi mới làm đám cưới ở Nam Phi. Hôm ấy, tôi đọc bài Cảnh thu của Hồ Xuân Hương: “Xanh om cổ thụ tròn xoe tán, trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”…

    Còn vợ tôi thì đọc một đoạn Kiều của Nguyễn Du. Hiện nay, vợ chồng tôi đang sống ở TP HCM, bố mẹ tôi thì vẫn ở bên Mỹ. Tôi muốn ở Việt Nam mãi.

    Việt Nam đang là một trong những nước nghèo, nhưng người Việt Nam có khát vọng, và đang có cơ hội để phát triển. Có lẽ vợ chồng tôi sẽ mua một miếng đất, chỗ có thể nhìn thấy cả núi và biển.

    Chúng tôi sẽ trồng lúa, cà phê, dựng một ngôi nhà đủ tiện nghi nhưng không có máy vi tính (cười). Có lẽ đó sẽ là Quy Nhơn hoặc Nha Trang…

    Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

    Bình luận của bạn

    Tin liên quan

    0983 820 520