×

HỌC TIẾNG VIỆT: GIỚI THIỆU – LÀM QUEN

I. Hội thoại 1. Harry, Helen gặp Nam Harry: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen, bạn tôi. Nam: Chào chị Helen. Rất vui được gặp chị. Helen: Chào anh. Rất hân hạnh được làm quen với anh.   2. Gặp giám đốc Harry: Xin chào ngài. Tôi là...
Chúng tôi sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp?
  • Bản dịch chuẩn nhanh chóng, đúng thời hạn
  • Đảm bảo thời gian chính xác và chi phí cạnh tranh
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng

Yêu cầu báo giá

    dich thuat haco
    5/5 - (100 bình chọn)

    I. Hội thoại

    1. Harry, Helen gặp Nam

    Harry: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen, bạn tôi.
    Nam: Chào chị Helen. Rất vui được gặp chị.
    Helen: Chào anh. Rất hân hạnh được làm quen với anh.

     

    2. Gặp giám đốc

    Harry: Xin chào ngài. Tôi là Harry, tôi là nhân viên.
    Giám đốc: Chào anh. Tôi là giám đốc công ty.
    Harry: Rất hân hạnh được gặp ngài.

     

    3. Harry, Helen và Nam xem bản đồ thành phố Hà Nội.

    Harry: Nam ơi! Chợ Đồng Xuân ở đâu?
    Nam: Đây, đây là chợ Đồng Xuân.
    Helen: Còn khách sạn Dân Chủ ở đâu?
    Nam: Khách sạn Dân Chủ ở phố Tràng Tiền.

     

    4. Nam, Helen và Harry vào chợ Đồng Xuân.

    Harry: Nam ơi! Kia là cái gì?
    Nam: Đó là cái nón.
    Helen: Còn đây là cái gì?
    Nam: Cái này là cái quạt.

     

    II. Ghi chú ngữ pháp

    1. Loại từ “cái”, “con”: loại từ của danh từ

    a. Cái: loại từ chỉ vật thể
    Cái quạt, cái nón, cái máy ghi âm, cái bút bi, cái nhà….

    b. Con: loại từ chỉ động vật
    Con gà, con chim, con bò, con chó, con mèo…

    * Vốn từ: Một số loại từ thường dùng

    • Quyển: quyển sách, quyển từ điển, quyển tiểu thuyết…
    • Tờ: tờ báo, tờ tạp chí…
    • Bức: bức ảnh, bức tranh, bức tường…

     

    2. Từ “là” cùng với danh từ làm vị ngữ trong câu

    Ví dụ: – Tôi là Helen

               – Đây là cái nón

    Câu hỏi kiểu này là: Là ai?

                                     Là cái gì?

    hoặc: Có phải là… không?

    Khi trả lời khẳng định thường có “vâng” đặt đầu câu, phủ định là “không” hoặc “không phải”.

    • Vâng, tôi là Helen
    • Không, tôi không phải là Helen

    Trong hội thoại kiểu câu hỏi này có các biến thể sau: 

    D là D, phải không?

    Ví dụ: Chị là Helen, phải không?

    Có phải D là D không?

    Ví dụ: Có phải chị là Helen không?

     

    3. “Đây”, “kia”, “đấy”, “đó”: từ chỉ nơi chốn thường làm chủ ngữ trong câu giới thiệu

    Ví dụ: Xin giới thiệu với Nam, đây là Helen.

               Đây là cái nón.

     

    4. Câu có vị ngữ “ở đây”, “ở kia” biểu thị vị trí:

    Ví dụ: Chợ Đồng Xuân ở đây.

               Khách sạn Phú Gia ở kia.

    Câu hỏi: ở đâu?

     

    5. Các từ: “này, kia, ấy, đó” cũng biểu thị nơi chốn như: “đây, kia, đấy” nhưng dùng sau D và để chỉ định sự vật.

     

    III. Bài đọc

    1. Tôi là sinh viên. Chị Helen và anh Jack cũng là sinh viên. Thầy Nhân là thầy giáo của chúng tôi.

    Lớp học của chúng tôi ở đây. Kia là phòng của ông Chủ nhiệm khoa. Đó là thư viện, còn phòng vǎn thư ở kia.

    2. ông ấy là giáo viên. ông ấy không phải là chủ nhiệm khoa. Giáo sư Phương là chủ nhiệm khoa.

    Đây là phòng ngữ âm. Đây là cái máy ghi âm. Máy ghi âm ấy của anh Harry. Máy ghi âm ấy không phải của tôi.

    3. Anh Nǎm là bác sĩ, tôi cũng là bác sĩ. Vợ của anh Nǎm cũng là bác sĩ. Vợ của tôi không phải là bác sĩ. Vợ tôi là kỹ sư.

    4. Chị Hà không phải là nhân viên tiếp tân. Chị Lan là nhân viên vǎn thư. Họ không phải là nhân viên tiếp tân.

    5. Đây là cái bút bi. Đây không phải là cái bút mực. Đây là quyển sách, không phải là quyển vở.

    Tin liên quan

    0983 820 520